Tặng code stream phim trị giá 500k nhân dịp giáng sinh và năm mới (Áp dụng theme từ 500k) Mua ngay

Hướng dẫn đăng ký và cài đặt hosting miễn phí cho website

Hướng dẫn đăng ký và cài đặt hosting miễn phí cho website

Cập nhật ngày Bởi
Mình đã giới thiệu các bạn cách đăng ký tên miền miễn phí. Bước tiếp theo để tạo được một trang web, đó là đăng ký một hosting.
Hướng dẫn đăng ký và cài đặt hosting miễn phí cho website

Hosting là gì

Hosting là một gói dịch vụ nhằm cung cấp không gian lưu trữ website trên internet cho các website hoạt động. Nếu ví một trang web là chỗ ở của bạn, thì tên miền là tên đường đi qua chỗ ở đấy, là số nhà; còn hosting là ngôi nhà mà bạn ở, là thứ chứa đựng mọi đồ dùng bạn dùng hằng ngày và trao đổi với mọi người.

Các loại hosting

Có 3 loại hosting phổ biến:
  • Dedicated Server (máy chủ riêng – máy chủ vật lý) đây là loại mà bạn thuê cả một máy chủ riêng. Bạn được toàn quyền sử dụng máy chủ đó, loại hosting này dành cho những website có lượng truy cập cực lớn (chưa dành cho chúng ta vì thật sự cũng chưa cần thiết và giá thì rất “chát”)
  • Virtual Private Server (VPS – máy chủ ảo riêng) đây cũng là bạn thuê một máy chủ riêng nhưng chỉ là máy chủ ảo được sinh ra bởi một máy chủ vật lý. Hosting này dành cho những website/blog có lượng truy cập trung bình từ khoảng 8.000 đến 100.000 lượt/ngày
  • Shared Hosting – là một gói hosting được sinh ra và thiết lập bởi một Dedicated Server hoặc VPS, đã được cài sẵn các ứng dụng cần thiết để làm website. Đây là loại host chúng ta thường dùng vì phù hợp với nhu cầu, dễ sử dụng và giá rẻ.

 Các thông số cần biết trong hosting

  • Hệ điều hành (OS) của máy chủ: Hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows.
- Hosting Linux: là Hosting chuyên hỗ trợ ngôn ngữ lập trình PHP, Joomla, các mã nguồn mở…
- Hosting Windows: Hosting Windows chuyên hỗ trợ về ngôn ngữ lập trình ASP, ASP.Net, HTML, ... vì các Ngôn ngữ này, chạy chuyên trên Hosting Windows, do vậy khi load Web sẽ hỗ trợ tốt hơn, hosting Windows có hỗ trợ ngôn ngữ PHP, nhưng chủ yếu, là hỗ trợ chính là ASP …
  • Tốc độ: Máy chủ chạy dịch vụ web phải có cấu hình đủ lớn để đảm bảo xử lý thông suốt, phục vụ cho số lượng lớn người truy cập. Phải có đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo không bị nghẽn mạch dữ liệu. Thông thường, nếu sử dụng Hosting nước ngoài, nên chọn máy chủ ở Singapore hoặc Nhật để có tốc độ nhanh nhất về Việt Nam.
  • Dung lượng: Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,… của website.
  • Băng thông: Phải có bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người dùng.
  • Hỗ trợ: Không như Tên miền, đăng ký xong là dùng. Đa phần các vấn đề xảy ra với website là do Hosting. Do đó, khi lựa chọn đăng ký Web Hosting, bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, có đội ngũ chăm sóc khách hàng tốt.
  • PHP: Phiên bản php hỗ trợ
  • Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host
  • RAM: Bộ nhớ đệm
  • Addon domain: Số lượng domain bạn có thể trỏ tới hosting
  • Subdomain: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra cho mỗi tên miền
  • Park domain: Số lượng tên miền có thể parking
  • Email accounts: Số lượng email đi kèm với hosting
  • FTP accounts: Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting.
  • Hosting Locations: Bạn có thể dùng hosting nước ngoài hoặc Việt Nam. Nếu website bạn chủ yếu có lượt truy cập trong nước thì nên chọn mua hosting Việt Nam dùng là tốt nhất. Ngược lại, trang web bạn hướng đến người truy cập ở nước nào, thì nên chọn hosting đặt ở nước đó để đảm bảo tốc độ.

Hướng dẫn đăng ký Web Hosting miễn phí

Hiện nay có rất nhiều trang web cung cấp dịch vụ Hosting miễn phí. Điểm chung của hosting miễn phí là tốc độ chậm, bandwidth ít, dung lượng ít, hỗ trợ kém (hầu như không có hỗ trợ), dễ bị khóa nếu vi phạm chính sách (khóa không báo trước và không cho khôi phục lại), đôi khi bị chèn quảng cáo. Vì thế, giống như tên miền miễn phí, hosting miễn phí tồn tại nhiều yếu kém và rủi ro, chỉ phù hợp cho người mới bắt đầu dùng thử.
Danh sách các website cung cấp hosting miễn phí, có thể tham khảo tại đây.
Ở bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn đăng ký Hosting miễn phí và park domain (gán tên miền cho hosting) ở trang 000webhost.com và infinityfree.net vì theo đánh giá của mình, hai hosting miễn phí này có khá đầy đủ các thông số cho mình dùng thử, và hơn hết, chúng hỗ trợ gắn domain miễn phí dạng .tk, .ml, .ga, .cf, .gq mà yingvn đã hướng đẫn đăng ký domain miễn phí ở bài trước.

1 - Đăng ký hosting miễn phí ở 000webhost.com

Đặc điểm của hosting miễn phí ở 000webhost là:
  • Bandwidth: 10 000 MB
  • Disk Space: 1 000 MB
  • Domain hosting: 2 (Bạn có thể đăng ký tối đa 2 hosting miễn phí)
  • Ads: Brand (Trang web sẽ bị chèn 1 khung quảng cáo nhỏ ở góc dưới)
  • MySQL Databases: 2
  • E-mail accounts: 5
  • Parked Domains: 1 domain/hosting
Bước 1: Đăng ký tài khoản
Vào đây, nhấn Đăng ký (Sign up).
Ở đây, bạn có thể đăng ký bằng email, bằng tài khoản google hoặc bằng tài khoản facebook.
  • [tab]
    • Đăng ký bằng Email
      • Nhập Email, Mật khẩu (2 lần) rồi nhấn Đăng ký. Sau đó check email của bạn để xác nhận (có thể email sẽ bị đưa vào mục Spam - Thư rác).
    •  Đăng ký với Google
      • Nhập Email đăng ký, nhấn Tiếp theo

        Nhập mật khẩu tài khoản google, rồi nhấn Tiếp theo
        Như vậy là bạn đã đăng ký xong tài khoản
    • Đăng ký với Facebook
      • Đăng nhập facebook của bạn
         rồi xác nhận Continue as ...
        Như vậy là bạn đã đăng ký xong tài khoản.
Bước 2: Tạo hosting mới
Sau khi đã đăng ký xong (và xác nhận xong nếu được yêu cầu), vào đây, nhấn dấu + để tiến hành tạo hosting mới.
Tiếp theo, nhập Tên Website của bạn (Bạn có thể sử dụng số, chữ và dấu gạch giữa), gõ Mật khẩu cho hosting, rồi nhấn Tạo.

Tiếp đó, bạn sẽ được lựa chọn nền tảng cho trang web.

  • Dựng Website dễ dàng: Đây là nền tảng dựng website đơn giản nhất. Chỉ cần kéo thả và chỉnh sửa, bạn sẽ tạo được một trang web cơ bản.
  • Dựng Website WordPress: WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, đây cũng là bộ đôi ngôn ngữ lập trình website thông dụng nhất hiện tại. WordPress đã được xem như là một hệ quản trị nội dung (CMS – Content Management System 2) vượt trội để hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử, thậm chí với các loại website có độ phức tạp cao như đặt phòng khách sạn, thuê xe, đăng dự án bất động sản, v..v. Hầu như mọi hình thức website với quy mô nhỏ và vừa đều có thể triển khai trên nền tảng WordPress. Vì tính ứng dụng và dễ sử dụng, mình sẽ hướng dẫn các bạn theo cách này.
  • Upload website: Nếu bạn đã có một bộ code nguồn sẵn, bạn có thể dùng cách này để upload code lên hosting. Đây là một cách clone (nhân bản) website từ một bộ code nguồn sẵn.
  • Dựng Website dễ dàng với WIX: Đây cũng là một nền tảng dựng website giống cách 1 (Dựng Website dễ dàng), có nhiều công cụ hơn, và các công cụ cũng pro hơn.
Bước 3: Cài đặt WordPress
Dựng Website WordPress, bạn nhấn CÀI ĐẶT BÂY GIỜ.
Tiếp theo, bạn đặt username cho tài khoản admin của website (mặc định là admin, nhưng bạn nên đổi sang username khác), đặt mật khẩu, lựa chọn ngôn ngữ trang web rồi nhấn Cài Đặt.



Chờ khoảng 60s cho quá trình cài đặt WordPress.
Chúc mừng, trang web của bạn đã sẵn sàng.
Bạn có thể vào trang của bạn (link ở lúc bạn đặt username admin, mật khẩu admin và ngôn ngữ trang web).

Bước 4: Park domain
Bạn nhấn Quản lý trang website -> Đặt địa chỉ web.

Một popup hiện lên, bạn chỉ cần chọn Nó ỔN, tôi không ngại 000webhost branding để bỏ qua.


Ở đây, bạn có thể gán từ domain bạn đã đăng ký trước (Own domain), hoặc mua trực tiếp ở đây (Buy domain). 
Cách 1: Bạn vào Own domain, gõ domain sẵn có của bạn rồi nhấn Park domain


Cách 2: Bạn nhấn Thêm domain -> Park domain -> tiếp tục

Sau đó gõ domain sẵn có của bạn rồi nhấn Park domain
Sau khi đã park domain, domain của bạn sẽ được liệt kê ở mục Tên miền của tôi

Bước 5: Trỏ DNS nameserver
Tiếp theo, bạn tiến hành được cấu hình trỏ tới DNS nameserver của domain tới nameserver của hosting - ns01.000webhost.com, ns02.000webhost.com
Ví dụ với tên miền của dot.tk (hay freenom.com), bạn đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký tên miền.
Vào mục Services -> My Domains


-> Manage Domain

-> Management Tools -> Nameservers

-> Use custom nameservers (enter below) (Dùng nameservers tùy chỉnh) -> Nhập ns01.000webhost.com vào Nameserver 1ns02.000webhost.com vào Nameserver 2
Sau đó nhấp Change Nameservers

Chờ khoảng 30min-2h (tùy hệ thống bận hay không) để hệ thống thay đổi nameserver sang 000webhost, khi đó, bạn thử nhập địa chỉ domain của bạn ở trình duyệt, nếu thành công, domain của bạn đã park thành công.

2 - Đăng ký hosting miễn phí ở infinityfree.net

Đặc điểm của hosting miễn phí ở infinityfree là:
  • Bandwidth: Không giới hạn
  • Disk Space: Không giới hạn
  • Domain hosting: 3 (Bạn có thể đăng ký tối đa 3 hosting miễn phí)
  • Ads: Không có
  • MySQL Databases: Không giới hạn
  • E-mail accounts: Không giới hạn
  • Parked Domains: không giới hạn
Xét về các thông số, infinityfree hơn hẳn 000webhost.
 
Bước 1: Đăng ký tài khoản
 
Các bạn vào đây, nhập email đăng ký, mật khẩu (2 lần, yêu cầu mật khẩu phức tạp một chút), xác nhận không phải robot, tick I've read and agree the term of service rồi nhấn SIGN UP


Tiếp theo, vào mail của bạn xác nhận đăng ký.


Nhấp vào Verify Email Address
Sau khi xác thực, bạn có thể tiến hành tạo hosting miễn phí.

 
 
Bước 2: Tạo Hosting + Bước 3: Đổi DNS nameservers
Như bạn thấy, sau khi xác thực, Active Accounts: 0/3 (tức có tối đa 3 hosting miễn phí, bạn chưa tạo hosting nào).
Bạn nhấp vào + NEW ACCOUNT


Ở đây, bạn có thể chọn subdomain (domain con) do infinityfree cung cấp (dạng subdomain.epizy.com hoặc subdomain.rf.gd). Nếu bạn muốn chọn subdomain theo kiểu này, nhập tên subdomain vào mục Enter a free subdomain, chọn phần mở rộng ở bên phải, xác nhận không phải robot, rồi nhấn CREATE ACCOUNT.

Hoặc bạn có thể park domain từ domain do bạn đã đăng ký/mua trước (mục OR use your Own Domain). Đầu tiên, vào trang domain bạn đã đăng ký (ví dụ dot.tk, freenom.com, ...), tiến hành đổi DNS nameservers thành ns1.epizy.comns2.epizy.com (phương pháp tham khảo cách đổi cho 000webhost Bước 5: Trỏ DNS nameserver ở trên). Sau đó (thường phải chờ 30min-2h, nếu chờ lâu quá mà rảnh rỗi, bạn có thể Use a Free Subdomain trước), nhập domain của bạn vào OR use your Own Domain, xác nhận không phải robot rồi nhấp CREATE ACCOUNT.
Nếu bạn nhấn CREATE ACCOUNT mà hiện ra thông báo:
Your domain is not yet pointing to ns1.epizy.com and ns2.epizy.com. Change your nameservers at your domain registrar and wait a few hours. You can also create an account with a subdomain first.

thì có nghĩa là bên nhà cung cấp domain vẫn chưa thay đổi nameserver xong, cần phải đợi chút nữa.
Còn nếu đã đổi nameserver thành công, bạn sẽ nhận được kết quả:


Bước 4: Dựng Website

Bạn nhấn vào OPEN CONTROL PANEL, một tab mới được mở ra, bạn nhấn I Approve để đồng ý nhà cung cấp hosting có quyền gửi email thông báo cho bạn một khi thay đổi chính sách.
Sau đó, bạn sẽ được chuyển đến trang quản lý hosting cpanel.

Lúc này, tên miền của bạn đã hoạt động. Hãy thử gõ nó lên thanh địa chỉ trình duyệt và enter, bạn sẽ thấy trang web đã có  một giao diện mặc định.

Tại đây, bạn xuống mục SOFTWARE -> Softaculous Apps Installer để bắt đầu dựng website.
Không giống 000webhost, ở đây infinityfree cung cấp nhiều nền tảng phù hợp với các mục đích riêng của bạn như tạo blog, tạo diễn đàn forum, tạo trang sưu tập ảnh Image Galleries, ...


Vì bài viết này mình hướng dẫn cài đặt Wordpress, nên bạn hãy click vào WordPress -> Install
  • [vtab]
    • Software Setup
      • Choose the version you want to install: Chọn phiên bản WordPress muốn cài, tốt nhất chọn phiên bản số hiệu to nhất (phiên bản cuối cùng) để đảm bảo tính năng và bảo mật. Ở thời điểm hiện tại là WordPress 5.1.1
        Choose Protocol: Chọn giao thức truy cập trang web là http://, http://www., https:// hay https://www. Giao thức https và https://www. có độ bảo mật và uy tín cao hơn, nhưng yêu cầu phải mua chứng chỉ hoặc thiết lập một số cài đặt nâng cao, nên tạm thời, hãy chọn http:// hoặc http://www.
        Choose Domain: Ở đây bạn chọn domain đã park vào hosting
        In Directory: Ở đây, bạn có thể cài trang web theo các thư mục nhỏ (theo kiểu multisite). Để cài đặt tại http://mydomain/dir/ chỉ cần gõ dir. Hoặc chỉ cài đặt một trang web đơn dạng http://mydomain/ hãy để trống mục này. Mình khuyên các bạn nên để trống nhé.
    • Site Settings
      • Site Name: Đặt tên trang web của bạn
        Site Description: Mô tả trang web. Thường thì đây giống như câu slogan cho thương hiệu
        Enable Multisite (WPMU): Bật chế độ Multisite hay không. Tốt nhất nên để mặc định (Không bật)

    • Admin Account
      • Admin Username: Đặt username  cho admin của trang web (tốt nhất không nên đặt là admin)
        Admin Password: Đặt mật khẩu cho tài khoản admin
        Admin Email: Đặt email cho admin.

    • Choose Language
      • Select Language: Chọn ngôn ngữ cho trang web
    • Select Plugin(s)
      • Limit Login Attempts (Loginizer): Chọn tự động cài đặt sẵn Plugin Limit Login Attempts hay không
        Classic Editor: Chọn tự động cài đặt sẵn Classic Editor hay không

    • Advanced Options
      • Database Name: Nhập tên cho cơ sở dữ liệu database (có thể để mặc định)
        Table Prefix: chọn tiền tố cho các bảng trong database (có thể để mặc định)
        Auto Upgrade: Chọn tự động nâng cấp phiên bản WordPress hay không
        Auto Upgrade WordPress Plugins: Chọn tự động nâng cấp phiên bản các Plugin WordPress hay không
        Auto Upgrade WordPress Themes: Chọn tự động nâng cấp phiên bản giao diện Theme WordPress hay không
        Backup Location: Chọn vị trí sao lưu trang web (có thể để mặc định)
    • Select Theme
      • Ở đây bạn phải chọn một giao diện  mặc định cho trang web. Yên tâm là bạn có thể đổi sau này
Sau khi hoàn tất các thiết đặt, nhấn Install để bắt đầu cài đặt WordPress lên trang web của bạn.
Khi  đã cài đặt xong, sẽ có một email thông báo đến email admin mà bạn đã thiết đặt từ các bước trên.

Trang web của bạn với nền tảng WordPress đã sẵn sàng. Hãy truy cập thử và thưởng thức thành quả!

Kết luận

Như vậy mình đã giới thiệu sơ qua về hosting và cách đăng ký hosting miễn phí ở 2 trang mà mình đánh giá là khá tốt ở thời điểm hiện tại. Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại để lại comment nhé.

Chúc các bạn thành công!

Comments

Call
0948713329
Contact Me on Zalo